Trong quá trình sản xuất bún thì lượng nước thải từ các công đoạn như ngâm, lọc… là rất lớn:
- Nước vo gạo, nước rửa gạo có màu đục sữa, chứa nhiều tinh bột, các vitamin và khoáng vi lượng chiếm khoảng 25-30% tổng lượng nước thải.
- Nước rửa bún, làm nguội bún sau khi dùng chiếm khoảng 40% tổng lượng nước thải.
- Nước vệ sinh máy xay, máy đùn sợi, vại lọc bột, vệ sinh nền khu xay bột có chứa lượng lớn tinh bột, cặn bẩn, cát thì nước thải chiếm khoảng 20-23% tổng lượng nước thải.
- Phần còn lại là nước sinh ra từ quá trình chế biến thức ăn, nước thải từ hầm tự hoại,…
- Ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt phát sinh do công nhân của xưởng…
Trong khi đó, phần lớn hộ sản xuất bún ở các làng nghề chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, việc xả thải trực tiếp nước thải sản xuất bún chưa qua xử lý ra môi trường ngoài việc gây ô nhiễm môi trường sống thì nó còn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm và nước mặt.
Đặc biệt, có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh da liễu cho người dân do hít phải các mùi hôi thối, độc hại trong một thời gian dài.
Thành phần và tính chất ô nhiễm cần xử lý nước thải sản xuất bún
Nước thải cơ sở sản xuất bún chứa rất nhiều tinh bột và tinh bột biến tính, hất hữu cơ dễ phân hủy, các chỉ tiêu COD, BOD5, N,… vượt nhiều lần so với quy chuẩn cho phép, ngoài ra nước thải sản xuất bún còn có mùi hôi thối rất khó chịu.
Lượng nước thải này chứa lượng BOD, COD cực kỳ cao, nồng độ chất rắn và chất dinh dưỡng khá cao. Ngoài ra, trong nước thải còn chứa lượng lớn vi khuẩn và vi sinh vật gây hại. Xử lý nước thải cơ sở sản xuất bún tươi là rất khó bởi vì lưu lượng lớn cũng như thành phần, tính chất phức tạp của nó.
Chính vì vậy, cần phải tập trung lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cơ sở sản xuất bún tươi một cách chính xác, phù hợp và hiệu quả nhất có thể.
Kết nối